Vượt thách thức nhờ hoạch định, vận hành chuỗi cung ứng

Hội thảo “Vượt qua thách thức bằng Giải pháp Hoạch Định Chuỗi Cung Ứng Thông Minh – SAP IBP” do Hitachi Vantara và SAP Vietnam tổ chức.

Hội thảo mang đến những chia sẻ chân thực nhất về thách thức của các chuỗi cung ứng và giải pháp toàn diện cho chuỗi “thông minh, bền vững” – SAP IBP (Integrated Business Planning). Buổi hội thảo nhận được sự quan tâm sâu sắc khi có gần 50 nhà quản lý cấp cao đến từ các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, dược phẩm, thép, nhựa và hóa chất… tham gia.

Có 10 thách thức quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đối mặt và tập trung giải quyết để có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với những khủng hoảng trong tương lai. Có thể kể đến bao gồm: Tận dụng tối ưu vốn lưu động, Nâng cao năng lực dự báo, Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, Cải thiện dịch vụ khách hàng, Tăng tầm nhìn kiểm soát chuỗi xuyên suốt, Xây dựng nền tảng thống nhất và thân thiện với người dùng, Cải thiện năng lực cung ứng và xử lý biến động, Quản lý dữ liệu chặt chẽ theo thời gian thực, Tích hợp quy trình trong lập kế hoạch, và Giải quyết biến động trong cung cầu. Vấn đề vận hành sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và chi phí, mà còn là mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng trước những biến động của thị trường.

Thực trạng ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng và phản ứng tốt trước những biến động thị trường. Nhiều doanh nghiệp không nhận biết hoặc nhận biết trễ khi biến động đã qua đi. Phản ứng tạm thời ở cục bộ và lãnh đạo thiếu sự quan sát tổng thể xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng. Nguyên nhân cốt lõi đến từ quy trình vận hành đứt gãy và nhiều lỗ hổng. Khi doanh nghiệp sử dụng những công cụ quản lý thủ công, hoặc nhiều công cụ khác nhau dẫn đến thiếu tính tự động và đồng nhất. Điều này không chỉ khiến bộ máy vận hành ì ạch, kém hiệu quả, mà còn mang đến rủi ro dài hạn và khó lường, đó là không có đầy đủ dữ liệu cho việc dự báo và ra quyết định quản trị kịp thời.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đang tạo nên nhiều lợi ích khác biệt cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng nói riêng. Một nền tảng vận hành đồng nhất, liên kết chặt chẽ giữa các quy trình sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các lỗ hổng trong vận hành. Giúp dữ liệu truyền đạt chính xác, nhanh chóng theo thời gian thực. Từ đó bộ máy vận hành hiệu quả và trơn tru hơn. Đó là lợi ích dễ nhận thấy nhất khi ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp có thể nâng cao mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng, thì nền tảng ấy phải có khả năng tổng hợp, phân tích để dự báo, lên kế hoạch một cách tối ưu và tự động hóa.

Giải pháp Hoạch định chuỗi cung ứng thông minh SAP IBP là giải pháp được SAP xây dựng đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng. Giải pháp được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp quản lý quy trình từ đầu đến cuối theo thời gian thực. Nền tảng sẽ kết hợp và liên kết tối ưu các kế hoạch vận hành của doanh nghiệp, bao gồm từ kế hoạch bán hàng và vận hành, kế hoạch dự báo nhu cầu, kế hoạch cung ứng tối ưu hóa chi phí, kế hoạch hàng tồn kho, cho đến kế hoạch mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được lỗ hổng đứt gãy trong vận hành, đảm bảo được tính đồng nhất của dữ liệu và tự động hóa quy trình. Ngoài ra, SAP IBP cung cấp nền tảng mạnh mẽ trong cảnh báo rủi ro và dự báo tương lai, dựa trên dữ liệu một cách tự động. Để doanh nghiệp có được tầm nhìn toàn diện, phát hiện sớm các bất thường và ra quyết định quản trị chính xác đúng thời điểm hơn.

Khi Hitachi Vantara Việt Nam đồng hành tư vấn và triển khai cho các doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, doanh nghiệp phản hồi tích cực, lợi nhuận hàng năm tăng trên 10%, chi phí tồn kho giảm đến 46%, hay cải thiện tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tăng doanh thu hàng năm… Giải pháp hoạch định chuỗi cung ứng thông minh SAP IBP (Integrated Business Planning) là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện từ đầu đến cuối (end-to-end), đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng.

Việc ứng dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn là quá trình dài và không dễ dàng. Đó là sự đấu tranh của thói quen, quyền lợi ngầm, lợi ích của các cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Bên cạnh một giải pháp tiên tiến và thông minh, doanh nghiệp cần hơn tính phù hợp với đặc thù ngành, và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. Để có được điều đó, doanh nghiệp nên lựa chọn đồng hành cùng một đơn vị tư vấn và triển khai uy tín, để đảm bảo quá trình ứng dụng và vận hành thành công đáp ứng các mục tiêu đặt ra.

Chia sẻ cảm nhận nhé ^^