Phần mới nhất của loạt phim X-Men có vẻ vẫn chưa đủ sức thoát khỏi lời nguyền của con số 13.
Được xem lần phần kết thúc X-Men Series của 20th Century Fox trước khi hãng này thuộc về Disney, X-Men: Dark Phoenix (tên tiếng Việt X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối) nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đánh giá chung từ Migovi thì X-Men: Dark Phoenix chưa trọn vẹn ở phần nội dung, trong khi hành động và kỹ xảo tương đối ổn.
X-Men: Dark Phoenix có cốt truyện chính về cô bé Jean Grey (Sophie Turner) – một dị nhân sở hữu sức mạnh tâm linh, vì không thể điều khiển sức mạnh của mình lúc nhỏ mà được Giáo sư Charles Xavier (James McAvoy) nhận về học viện X-Men. Trong một nhiệm vụ giải cứu ngoài vũ trụ, Jean Grey vô tình bị thực thể Phoenix chiếm hữu, từ đó có quyền năng khổng lồ và trở nên mạnh mẽ, hung bạo. Jean Grey sau khi bị xâm chiếm dần khó kiểm soát hơn và đe dọa mạng sống không chỉ của đồng đội mà cả những người xung quanh.
Đúng lúc này, chủng tộc ngoài hành tinh D’Bari – một trong những hành tinh từng bị thực thể Phoenix hủy diệt – chứng kiến Jean Grey hấp thụ Phoenix và quyết định bám theo. Chỉ huy Vuk (Jessica Chastain) và binh đoàn D’Bari giả dạng con người để tìm cách tiếp cận Jean. Chúng lên kế hoạch thao túng Jean, hấp thụ Phoenix và tiêu diệt nhân loại nhằm chiếm lấy Trái Đất. Về phần phản diện, hành động và đất diễn của D’Bari hay cụ thể hơn là Vuk khá ít. Kế hoạch chiếm Trái Đất khá mơ hồ, không chặt chẽ, người xem có cảm xúc như chủng tộc này ỷ vào sức mạnh nên không cần kế hoạch mà cứ đến đâu tính đến đó.
Bộ phim giải quyết nhanh gọn trong chưa đầy 2 giờ chiếu, do vậy phần nội dung khá rời rạc, kết thúc gượng ép, tất cả nhân vật như phải chạy đua để kịp thời gian kết thúc. Diễn xuất của nhân vật trung tâm – Jean Grey – khá cứng và ít thay đổi cảm xúc trên nét mặt. Lẽ ra Jean Grey có thể làm được nhiều hơn thế để cho người xem cảm nhận được những giằng xé nội tâm, những chuyển biến cảm xúc phức tạp và đau khổ của mình. Phân đoạn Mystique (Jennifer Lawrence) chết, hay đoạn chia tay cuối phim cũng rất khó lấy được cảm xúc buồn của khán giả, đừng nói đến nước mắt. Quá nhanh, quá ngắn gọn và không hay là những gì còn đọng lại về nội dung phim.
Điểm sáng về diễn xuất trong X-Men: Dark Phoenix, dĩ nhiên, thuộc về Giáo sư X và Magneto (Michael Fassbender). Trong khi Charles Xavier trở nên bê tha và chìm đắm trong ánh hào quang mà quên đi sự an toàn của các dị nhân khi làm nhiệm vụ. Giáo sư X trở nên kiêu ngạo và cố chấp hơn, không bao giờ nhận sai (cho đến gần cuối phim) chính là nhân tố khởi đầu cho thảm họa Dark Phoenix. Ngược lại, người xem sẽ cảm nhận thấy một Magneto không thuần ác nữa mà ẩn sau đó là một lòng bảo vệ, chiến đấu vì sự an toàn của các dị nhân. Bù lại, do quá khứ đầy đau khổ và thù hận mà cách giải quyết của Magneto đều nghiêng về bạo lực.
Phần hành động và kỹ xảo của X-Men: Dark Phoenix khá ổn. Hiệu ứng ở những phân cảnh chiến đấu được dàn dựng tốt từ những pha cận chiến đến siêu năng lực hay “bắn beam”. Các đoạn slow-motion được xử lý tốt, mang lại cho người xem cảm giác thú vị. Sức mạnh của các X-Men được đặc tả có điểm nhấn riêng, trong khi vẫn có sự phối hợp nhịp nhàng, đẹp mắt với đồng đội. Kỹ xảo được làm tốt nhưng phần thể hiện sức mạnh của Jean Grey chưa thật “đã”. Đành rằng sau khi hấp thụ thực thể Phoenix, ai cũng hiểu rằng Jean trở nên siêu mạnh, nhưng cái cách phất tay lơ đễnh kia có một chút gì đó chưa tới.
Cũng trong X-Men: Dark Phoenix, Xiaomi đã đồng hành cùng dự án khi hợp tác với hãng phim 20th Century Fox để mang đến cho người xem một bộ phim có rất nhiều điểm tương đồng với các đặc tính của chiếc smartphone Redmi Note 7 (và chúng chắc chắn nằm ở khoản hành động, kỹ xảo). Có thể thấy được sức mạnh của Jean Grey sau khi hấp thụ thực thể Phoenix rất “vô đối”, tương tự như vi xử lý Qualcomm Snapdragon 660 ẩn mình bên trong Redmi Note 7. Chiếc smartphone tầm trung này được bảo vệ bởi kính cường lực Gorilla Glass 5 cứng cáp như ý chí của Charles Xavier, hay camera chính 48 MP cho khả năng chụp ảnh với tầm nhìn “bá đạo” tương tự lúc Cyclops “bắn beam”. Ngoài ra, tính năng Quick Charge 4.0 mang lại tốc độ sạc nhanh như QuickSilver cùng mặt lưng chuyển màu như khả năng biến hóa của cô nàng Mystique vậy.
Nhìn chung X-Men: Dark Phoenix chưa thực sự là một bộ phim hay về tổng thể do phần nội dung và diễn xuất của nữ chính còn yếu. Bù lại phim xử lý tương đối tốt ở mảng hành động và kỹ xảo, khá “đã mắt” cho các fan thể loại siêu anh hùng. Nếu bạn đã theo dõi đủ 12 phần X-Men trước đây, đừng ngại “xử” luôn cả phần 13 này. Dù rằng có chút hụt hẫng nhưng giải trí với Jean Grey mang thực thể vũ trụ Phoenix cũng đáng để xem.
One thought on “Đánh giá phim X-Men: Dark Phoenix”