Google và Huawei: “Tôi là người xa lạ”

Hôm qua, Google đã có quyết định chính thức ngừng hợp tác một số hoạt động kinh doanh với Huawei. Trước tình hình này, nhà sản xuất smartphone thứ 2 thế giới cũng nhanh chóng thông báo về khả năng hỗ trợ trước mắt và trong tương lai cho người dùng.

Phát ngôn chính thức từ phía Google về quyết định ngừng hợp tác với Huawei, nguyên văn: “We are complying with the order and reviewing the implications. For users of our services, Google Play and the security protections from Google Play Protect will continue to function on existing Huawei devices.”

“Chúng tôi tuân thủ sắc lệnh và đang xem xét các vấn đề liên quan. Đối với người dùng dịch vụ của chúng tôi, Google Play và các giải pháp bảo vệ từ Google Play Protect sẽ tiếp tục được vận hành trên các thiết bị Huawei sẵn có.”

Theo nguồn tin từ Reuters, Huawei từ nay chỉ được phép sử dụng phiên bản public của hệ điều hành Android trên các smartphone của mình. Điều này đồng nghĩa với việc các thiết bị chạy Android của Huawei sản xuất sau quyết định này sẽ không nhận được cập nhật cũng như ứng dụng và dịch vụ độc quyền từ Google. Quyết định của Google chắc chắc có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường thế giới, nhất là khi Huawei đang là nhà sản xuất smartphone đứng thứ 2, có khoảng 2.5 tỉ thiết bị Android trên toàn cầu.

Thông cáo báo chí gởi đi từ Huawei cho biết:

Huawei has made substantial contributions to the development and growth of Android around the world. As one of Android’s key global partners, we have worked closely with their open-source platform to develop an ecosystem that has benefitted both users and the industry.

Huawei will continue to provide security updates and after sales services to all existing Huawei and Honor smartphone and tablet products covering those have been sold or still in stock globally.

We will continue to build a safe and sustainable software ecosystem, in order to provide the best experience for all users globally.

Tạm dịch:

Huawei đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tăng trưởng của Hệ điều hành Android trên toàn thế giới. Là một trong những đối tác toàn cầu quan trọng của Android, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với nền tảng mã nguồn mở của họ để phát triển một hệ sinh thái có lợi cho cả người dùng và ngành công nghiệp di động.

Huawei sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật bảo mật và dịch vụ hậu mãi cho tất cả các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei và Honor hiện có, bao gồm những sản phẩm đã được bán hoặc vẫn còn tồn kho trên toàn cầu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái phần mềm an toàn và bền vững, nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho tất cả người dùng trên toàn cầu.

Có thể thấy, thương hiệu con của Huawei – HONOR – cũng bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên các sản phẩm đã sản xuất, đã và đang có mặt trên thị trường sẽ vẫn nhận được cập nhật và dịch vụ bình thường. Việc chia tay của 2 ông lớn nhất nhì thế giới có hiệu lực từ nay về sau, ít nhất cho đến khi có quyết định “làm lành”.

Một số hãng sản xuất cũng đã có sẵn phương pháp dự phòng: phát triển hệ điều hành riêng, và Huawei chắc chắn cũng đã tính đến điều này. Đối với thị trường tỉ dân, việc không có Google trên các thiết bị Huawei sẽ chẳng ảnh hưởng gì lắm, tuy nhiên với thị trường như Châu Âu, không có những ứng dụng độc quyền của Google sẽ khá khó để cạnh tranh. Gần như người dùng toàn thế giới đã phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ của Google, từ lưu trữ, email cho đến ảnh hay bản đồ… Việc thay thế hoàn toàn chúng bằng dịch vụ có chất lượng tương tự dường như không thể.

Bắt đầu từ 2012, Huawei đã phát triển một hệ điều hành riêng để thay thế cho Android, hiện tại vẫn đang được phát triển, chưa có thông tin mới nhất. Ngoài việc phát triển mới, Huawei vẫn có thể sử dụng phiên bản nguồn mở của Android và chỉnh sửa lại, tương tự như cách mà FireOS của Amazon ra đời.

Không chỉ smartphone, Huawei còn có laptop chạy hệ điều hành Windows. Theo Google, Intel cùng một số hãng như Qualcomm, Broadcom cũng ngừng hợp tác, chưa rõ hướng giải quyết từ Huawei như thế nào. Hãng vẫn có thể tự sản xuất các chip bán dẫn, tuy nhiên hiệu năng chưa thể thay thế được vi xử lý Intel cho laptop. Microsoft chưa có động thái, nhưng nếu buộc phải thay thế cả hệ điều hành Windows, thật sự rất khó khăn. Huawei vẫn có thể sử dụng Linux nguồn mở, và chi tiền cho lập trình viên để phát triển các phiên bản phần mềm tương thích.

Hồi năm ngoái, Mỹ cũng từng cấm ZTE không được sử dụng các sản phẩm từ Mỹ, trong đó có cả Android. Tuy nhiên sau 3 tháng, tổng thống Donald Trump đưa ra biện pháp nới lỏng và ZTE chấp nhận bị xử phạt để có thể hoạt động trở lại. Vẫn có khả năng tình huống của Huawei sẽ tương tự.

Dĩ nhiên nếu đó là trường hợp xấu nhất, không thể thay đổi, cả các công ty Mỹ và Huawei đều đường ai nấy đi thì sao? Đã có rất nhiều trường hợp, cả ngoài đời lẫn trong phim, khi bị dồn ép tới đường cùng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. “What doesn’t kill you makes you stronger” – không chết thì bất tử mà.

Chia sẻ cảm nhận nhé ^^